5 bước xử lý khi thang máy gặp sự cố từ Kỹ thuật viên

logo
5 bước xử lý khi thang máy gặp sự cố từ Kỹ thuật viên
12/04/2024 02:09 PM 122 Lượt xem

    5 bước xử lý khi thang máy gặp sự cố

    Việc trang bị kiến thức về cách xử lý khi thang máy gặp sự cố là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả gia đình. Vậy đối với những trường hợp không may xảy ra như mất điện, rơi tự do,… thì chúng ta cần làm gì khi thang máy gặp sự cố đó? Tham khảo ngay hướng dẫn quy trình xử lý sự cố thang máy từ kỹ thuật viên:

    Bước 1: Giữ bình tĩnh

    Khi thang máy gặp sự cố, điều đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh. Có không ít trường hợp đáng buồn xảy ra do người mắc kẹt luống cuống, hốt hoảng, thậm chí là phá cửa thang máy. Giữ bình tĩnh là một kỹ năng thoát hiểm trong thang máy hiệu quả, khi bạn giữ được bình tĩnh thì bạn sẽ đủ tỉnh táo để tìm cách xử lý vấn đề. Ngoài ra, lượng oxy bên trong thang máy có hạn, nếu bạn liên tục la hét sẽ khiến bản thân dễ bị ngạt khí, khó thở.

    Bước 2: Kiểm tra nút mở cửa thang máy

    Khi thang máy gặp vấn đề, hầu hết mọi người sẽ bối rối và ấn nhiều nút cùng một lúc. Hành động này có thể khiến các bộ phận trong thang máy trục trặc hơn. Thay vào đó, bạn nên thử ấn nút mở cửa và chờ phản ứng.

    Bước 3: Nhấn nút gọi cứu hộ

    Trong trường hợp nếu nút mở cửa thang máy bị vô hiệu hóa, bạn cần nhấn nút gọi cứu hộ ngay để nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài. Hai nút cứu hộ thường gặp trên các bảng điều khiển thang máy gồm Intercom (liên lạc với bên ngoài) và Emergency (trường hợp khẩn cấp). Bạn nên sử dụng cả hai nút để nhanh chóng phát tín hiệu cầu cứu.

    Ngoài ra, bạn có thể hét thật to và dùng tay gõ vào vách cabin để người bên ngoài phát hiện bạn đang mắc kẹt. Bạn tuyệt đối không tác động quá mạnh lên cửa thang máy để tránh sự cố nghiêm trọng hơn.

    Bước 4: Sử dụng thiết bị an toàn của thang máy

    Bên trong thang máy thường được trang bị bộ cứu hộ tự động ARD. Đây là một bộ phận quan trọng có khả năng lưu trữ điện năng, giúp đưa cabin đến vị trí tầng gần nhất khi bị mất điện và mở cửa để bạn ra ngoài.

    Bước 5: Thực hiện đúng theo hướng dẫn của đội cứu hộ

    Khi đội cứu hộ đến, bạn cần chú ý lắng nghe hướng dẫn và phối hợp thực hiện. Họ là những người có kỹ năng chuyên môn nên sẽ giúp bạn thoát ra khỏi thang máy an toàn và nhanh chóng. Nếu cabin bất ngờ rung lắc hoặc di chuyển thì bạn nên bình tĩnh. Tình huống này xảy ra do đội cứu hộ đang xử lý hệ thống kỹ thuật để đưa thang máy đến tầng gần nhất và cạy cửa để bạn ra ngoài.

    Lưu ý trong cách xử lý khi thang máy gặp sự cố

    Nội dung trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn cần làm gì khi thang máy gặp sự cố đồng thơi chia sẻ chi tiết quy trình xử lý sự cố thang máy, trong nội dung này, Kalea sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý cần làm khi thang máy gặp sự cố bởi nếu bạn giải quyết sai cách thì khả năng bạn gặp nguy hiểm rất cao

    Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cũng như kỹ năng thoát hiểm trong thang máy mà bạn cần ghi nhớ để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình:

    •             Không tự ý thoát ra bằng đường thoát hiểm: Phía trên nóc thang máy có đường thoát hiểm khẩn cấp. Tuy nhiên, bạn cần sự hướng dẫn và trợ giúp từ người có chuyên môn mới có thể sử dụng lối đi này. Trong trường hợp thang máy gặp sự cố, bạn không nên tự ý cạy nắp cabin để thoát ra để tránh các tình huống nguy hiểm như trượt ngã, giật điện hoặc rơi xuống giếng thang.

    •             Bình tĩnh tìm cách liên lạc với những người ở ngoài: Khi bị kẹt trong thang máy, bạn rất khó để tự thoát ra ngoài. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên giữ bình tĩnh và tìm cách liên lạc với người bên ngoài thông qua điện thoại, các nút cứu hộ,… để nhờ giúp đỡ.

    •             Không cạy cửa: Việc tự ý cạy cửa khi thang máy bị kẹt sẽ khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Hành động này có thể làm cho hệ thống an toàn của thang máy bị hỏng, cabin rơi tự do,… gây nguy hiểm đến tính mạng người bên trong.

    •             Duy trì oxy cho cabin: Trong thời gian chờ đợi sự giúp đỡ từ đội cứu hộ, bạn cần giữ bình tĩnh và hít thở đều để duy trì lượng oxy nhất định trong cabin để tránh bị ngạt khí và ngất đi.

    4 sự cố thường gặp với thang máy và cách nhận biết

    Mỗi trường hợp của thang máy đều có các dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khác nhau. Bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây để dễ dàng ứng biến cũng như biết cách xử lý khi thang máy gặp sự cố với các tình huống thường gặp:

    1. Thang máy bị kẹt

    Thang máy bị kẹt có thể xảy ra khi cabin ngừng hoạt động đột ngột, chạy giật cục hoặc đèn bị tắt. Nguyên nhân của sự cố này có thể là do mất điện, thang máy không được bảo trì thường xuyên, không trang bị cảm biến cửa hoặc hệ thống điều khiển bị lỗi,… Để hạn chế tình trạng này, bạn nên bảo dưỡng và vệ sinh thang máy định kỳ, đồng thời lắp đặt máy phát điện riêng cho thiết bị.

    2. Thang máy bị rơi tự do

    Thang máy rơi tự do có thể khiến người bên trong choáng váng do tốc độ rơi nhanh. Nếu thang rơi từ tầng cao thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân như hệ thống dây cáp bị đứt, phanh gặp trục trặc, công tác bảo trì kém,…

    3. Thang máy bị mất điện

    Thang máy vận hành nhờ điện năng. Vì vậy, khi mất điện, thiết bị này cũng sẽ tạm dừng hoạt động. Để giải quyết vấn đề đó, các kỹ sư đã tích hợp thêm hệ thống cứu hộ tự động ARD ngay bên trong cabin. Bộ hệ thống này có chức năng tích trữ điện và đưa thang tới tầng gần nhất để người dùng có thể ra ngoài.

    4. Thang máy bị treo

    Tương tự như trường hợp thang máy bị kẹt, treo thang máy là trình trạng cabin đột nhiên dừng hoạt động trong quá trình di chuyển. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc các thiết bị gặp trục trặc, thang máy không được bảo dưỡng định kỳ hoặc do nguồn điện bị mất pha, đảo pha. Để phòng tránh sự cố này, điều quan trọng nhất là bạn cần kiểm tra và bảo trì thang máy định kỳ.

    Zalo
    Hotline