10 sự cố thang máy thường gặp và Cách xử lý nhanh chóng

logo
10 sự cố thang máy thường gặp và Cách xử lý nhanh chóng
12/04/2024 02:09 PM 114 Lượt xem

    1. Sự cố thang máy mất điện

    Sự cố khi thang máy mất điện khiến mọi hoạt động của thang máy dừng đột ngột gây lo lắng và hoảng sợ cho người dùng. Các thiết bị trong thang máy sẽ ngừng hoạt động, điện bị tắt, cửa cabin đóng chặt khiến người bên trong không thể thoát ra bên ngoài.

    Tuy nhiên, ngày nay đa số các dòng thang máy đều được trang bị nguồn điện dự trữ, giúp đưa thang máy đến tầng thấp hơn gần nhất, mở cửa tự động và giúp người bên trong thoát ra ngoài an toàn.

    Khi gặp phả sự cố thang máy này, người dùng cần lưu ý các bước xử lý sau:

    •             Giữ trạng thái bình tĩnh, nhắm mắt lại và từ từ mở mắt ra để tập thích nghi dần với bóng tối trong thang, cố gắng chờ đợi nhân viên kỹ thuật hoặc người bên ngoài thang máy đến hỗ trợ

    •             Cố gắng liên hệ với bên ngoài thang máy thông qua một số tính năng an toàn được tích hợp trên bảng điều khiển thang máy như nút báo động khẩn cấp/ hệ thống liên lạc khẩn cấp/ nút báo động…, thậm chí có thể dùng các vật dụng cá nhân gõ lên tay nắm hoặc vách thang máy để tạo tiếng động lớn, thu hút sự chú ý của người bên ngoài.

    •             Chờ đội cứu hộ khẩn cấp đến và thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của nhân viên cứu hộ, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa người bị nạn và nhân viên cứu hộ, đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ, giúp người dùng thoát ra khỏi thang trong thời gian sớm nhất.

    •             Tuyệt đối không tự mở cửa thoát hiểm hay tác động mạnh đến cửa thang máy vì có thể khiến tình trạng thang trở nên tệ hơn hơn, gây khó khăn cho công tác cứu hộ.

    •             Không sử dụng thang máy cho đến khi được kiểm tra và bảo trì theo đúng tiêu chuẩn an toàn của nhà nước.

    2. Sự cố khi thang máy bị treo

    Thang máy bị treo xảy ra khi gặp vấn đề liên quan đến thiết bị điều khiển của thang máy, dẫn đến thang máy ngừng hoạt động hoặc không nhận lệnh điều khiển. Khi gặp sự cố này, thang máy sẽ đột ngột dừng lại khi đang di chuyển.

    Sự cố này xảy ra do trục trặc của phần thiết bị điện tử, không nguy hiểm đến tính mạng của người dùng nhưng cần phải được nhân viên kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa.

    Khi gặp phải sự cố thang máy bị treo, người dùng cần lưu ý một số bước sau:

    •             Giữ trạng thái bình tĩnh, hít thở thật sâu để tránh trạng thái hoảng loạn.

    •             Nhấn nút cứu hộ khẩn cấp/ nút báo động/ hệ thống liên lạc 2 chiều… để liên hệ, tạo sự chú ý với người bên ngoài.

    •             Tuyệt đối không tự mở cửa thoát hiểm thang máy hay cạy cửa, tác động mạnh đến cửa thang máy vì có thể khiến tình trạng thang trở nên trục trặc hơn, gây khó khăn trong công tác cứu hộ.

    •             Làm theo hướng dẫn của đội cứu hộ, thông báo chính xác tình trạng trong thang máy. Không la hét hay di chuyển khi thang máy rung lắc vì đội cứu hộ có thể đang xử lý thắng cơ hoặc một số bộ phận khác của thang máy.

    3. Sự cố thang máy rơi tự do

    Trường hợp thang máy rơi tự do xảy ra khi thang bị đứt cáp hoặc hỏng phanh, khiến thang bị tụt thẳng xuống hố pit. Theo quán tính, thang ở tầng càng cao thì tốc độ rơi càng lớn, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người sử dụng.

    Trong thực tế, khả năng thang máy rơi tự do rất hy hữu vì thang máy được treo bởi hàng chục sợi cáp bằng thép, mỗi sợi cáp có thể chịu được trọng tải lớn nên thang máy có hệ số an toàn rất cao.

    Vậy khi gặp sự cố thang máy rơi tự do, chúng ta cần:

    •             Giữ bình tĩnh, tránh cảm giác hoảng sợ và hít thở thật sâu.

    •             Bấm tất cả các nút gọi tầng trên bảng điều khiển để kích hoạt hệ thống dừng khẩn cấp của thang máy. Khi thang máy dừng lại, bấm nút mở cửa thang máy để có thể thoát ra ngoài ngay lập tức. Nếu nút mở cửa thang máy không hoạt động, bạn hãy nhấn nút cứu hộ khẩn cấp để nhờ sự giúp đỡ từ phía ngoài thang máy.

    •             Tuyệt đối không mở cửa thoát hiểm, cạy cửa thang máy hay tác động lực mạnh đến cửa thang vì có thể khiến tình trạng thang trở nên tồi tệ hơn.

    •             Đợi đội cứu hộ khẩn cấp đến và thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhân viên cứu hộ để thoát ra khỏi thang máy an toàn trong thời gian sớm nhất.

    4. Sự cố cửa thang máy bị bung

    Sự cố thang máy bị bung cửa tầng thường do thang máy không được đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật khiến khiến người sử dụng có khả năng bị rơi vào giếng thang, gây nguy hiểm cho tính mạng người sử dụng.

    Theo nguyên lý hoạt động của thang máy, cửa thang sẽ không thể mở ra nếu thang chưa đến được tầng chỉ định nhờ cơ chế cửa an toàn (doorlock) và hệ thống đệm dẫn hướng cabin. Tuy nhiên khi hai thiết bị này gặp vấn đề kỹ thuật thì sẽ rất nguy hiểm.

    Khi gặp phải tình huống này, người dùng cần liên hệ đến các đơn vị sửa chữa uy tín để có thể tiến hành kiểm tra, sửa chữa kịp thời, tránh thiệt hại về người và của.

    5. Sự cố thang máy mất kiểm soát về tốc độ

    Sự cố thang máy mất kiểm soát về tốc độ xảy ra khi thang máy di chuyển với tốc độ vượt quá mức cho phép (thông thường tốc độ an toàn của thang máy sàn nâng theo tiêu chuẩn châu Âu là 0.15m/s).

    Thang máy di chuyển nhanh hơn bình thường có thể do hệ thống thang không đảm bảo chất lượng, sử dụng thang máy không đúng cách, thang máy không được sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ,…

    Thông thường, sự mất kiểm soát về tốc độ của thang máy không gây nguy hiểm đến người dùng. Tuy nhiên, người dùng có thể cảm thấy lo lắng, hoảng sợ trong lúc sử dụng thang máy.

    Khi phát hiện thang máy gặp phải vấn đề về tốc độ, người dùng cần liên hệ ngay đến các đơn vị kỹ thuật uy tín để tiến hành kiểm tra, sửa chữa thang máy kịp thời, đảm bảo quá trình sử dụng thang máy an toàn, hiệu quả.

    6. Sự cố khi thang máy dừng tầng không chính xác

    Thang máy dừng tầng không chính xác là sự cố thường gặp phải do không được bảo dưỡng định kỳ, lỗi hệ thống hay bảng điều khiển. Từ đó, người dùng sẽ không thể di chuyển đến đúng tầng chỉ định do thang gặp vấn đề trong quá trình nhận lệnh.

    Sự cố này gây ảnh hưởng đến quá trình di chuyển cũng như trải nghiệm của người dùng trong quá trình sử dụng thang. Vì vậy, người dùng cần liên hệ đến các đơn vị kỹ thuật uy tín để tiến hành bảo dưỡng thang máy định kỳ, đồng thời kiểm tra thang máy để tiến hành sửa chữa kịp thời.

    7. Sự cố thang máy không đóng được cửa

    Sự cố khi thang máy không đóng được cửa là một trong những tình huống thường gặp trong quá trình sử dụng thang máy và không gây nguy hiểm đến người sử dụng. Tuy nhiên, sự cố này khiến việc di chuyển bị gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của người dùng.

    Nguyên nhân dẫn đến sự cố này thường do có vật thể lạ bị mắc kẹt tại cửa hay rãnh thang khiến cửa thang máy không thể tự đóng lại được. Đây là hai tính năng an toàn của thang máy giúp đảm bảo người dùng không bị kẹt tay, chân hoặc bị thương do cửa thang máy đóng lại.

    Khi gặp phải tình huống này, người dùng nên bước ra ngoài thang máy và kiểm tra xem có dị vật đang mắc kẹt tại cửa thang máy không? Nếu không phát hiện thấy dị vật và cửa thang vẫn không thể đóng lại, người dùng nên liên hệ đến đơn vị kỹ thuật uy tín để tiến hành kiểm tra, sửa chữa và khắc phục lỗi kịp thời và nhanh chóng.

    8. Sự cố khi thang máy bị rung

    Thang máy bị rung, lắc trong quá trình di chuyển khiến người sử dụng cảm thấy lo lắng, dễ mất bình tĩnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố này, điển hình như: Chất lượng thang máy không được đảm bảo theo quy chuẩn, thông số biến tần chưa được cài đặt chuẩn, thang máy không được bảo trì thường xuyên,…

    Khi gặp phải sự cố thang máy này, người dùng cần liên hệ đến các đơn vị kỹ thuật uy tín để tiến hành bảo trì thang máy thường xuyên, đồng thời tiến hành kiểm tra các lỗi kỹ thuật để kịp thời sửa chữa và thay thế, đảm bảo quá trình sử dụng an toàn nhất.

    9. Sự cố nút bấm thang máy không nhạy

    Sự cố này thường gặp ở những thang máy đã được sử dụng trong thời gian dài và không được bảo dưỡng, vệ sinh thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu khiến nút bấm thang máy không nhạy là do tiếp điểm điện giữa nút bấm và bảng điều khiển bị bám nhiều bụi.

    Khi gặp sự cố này, người dùng cần vệ sinh thường xuyên thang máy, bảng điều khiển và các nút bấm thang. Tuy nhiên, nếu sau khi đã vệ sinh mà nút bấm thang vẫn không hoạt động ổn định thì người dùng cần liên hệ đến đơn vị kỹ thuật uy tín để tiến hành kiểm tra, bảo trì và khắc phục.

    10. Sự cố do sai sót trong cứu hộ

    Các sự cố thang máy đều là những tình huống khẩn cấp và nguy hiểm. Do đó, đội ngũ nhân viên kỹ thuật cứu hộ cần phải được đào tạo bài bản, có nghiệp vụ chuyên môn rõ ràng và dày dặn kinh nghiệm, có khả năng phân tích và xử lý tình huống nhanh chóng. Nếu không đủ chuyên nghiệp, đội cứu hộ sẽ khiến công tác cứu hộ bị ngưng trệ, không hiệu quả, dẫn đến người bị kẹt trong thang máy phải đối diện với tình huống nguy hiểm.

    Vì vậy, người dùng cần lựa chọn đội ngũ kỹ thuật uy tín, đảm bảo công tác cứu hộ diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

    Zalo
    Hotline